Chọn lọc theo

Tỷ lệ vàng

Hảng giả

Hoàn tiền 200%

Thượng phẩm sức khỏe

Cam kết chất lượng

Giỏ Hàng

0 sản phẩm

Người bị Suy Thận có ăn được Yến Sào không? (BS Lộc khoa TNT giải đáp)

Đối với các bệnh nhân suy thận, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng ăn uống phù hợp & lành mạnh khoa học là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi đọc được rất nhiều thông tin trên mạng rằng “Người bệnh suy thận thận ăn yến sào rất tốt cho sức khỏe”. Tuy nhiên theo cá nhân tôi là một người bán hàng có tâm & được sự tham vấn của Bác Sĩ LỘC tại khoa Thận Nhân Tạo sẽ đưa ra cách nhìn khách quan nhất cho người dùng có những tham khảo tốt nhất.

Bệnh nhân suy thận sẽ có những giai đoạn khác nhau bao gồm “Suy thận cấp & suy thận mạn tính” chế độ ăn uống của những cấp độ suy thận là hoàn toàn khác nhau và hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu không hiểu biết có thể gây nhầm lẫn & ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe người bệnh.

 

Suy Than Co An Duoc To Yen Khong

 

I/ Tìm hiểu về căn bệnh Suy Thận:

 

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp (hay tổn thương thận cấp) là tình trạng suy giảm cấp tính độ lọc cầu thận trong vài giờ đến vài ngày khiến cho các chất điện giải, chất thải dư thừa không được đào thải ra khỏi máu. Bệnh có thể xảy ra ở người trước đó có chức năng thận bình thường hoặc người có bệnh thận mạn (chưa chạy thận lọc máu). Có thể phục hồi chức năng thận nếu được chưa trị kịp thời

 

Suy thận mạn tính là gì?

Suy thận mạn là giai đoạn 5 – giai đoạn cuối – của bệnh thận mạn. Đây là giai đoạn nặng nhất với mức lọc cầu thận (GFR) < 15mL/ph/1,73 m2, biểu hiện bằng hội chứng urê máu cao. Tình trạng này có thể sẽ gây tử vong, nếu không được điều trị thay thế thận.

Người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Không thể phục hồi chức năng thận

 

II/ Người bệnh Suy Thận có nên ăn Yến Sào không?

 

Trong tổ yến có chứa tới gần 30 loại khoáng chất, 18 loại axit amin khác nhau trong đó có nhiều loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Tổ yến rất tốt cho những người có cơ thể suy nhược, nhất là những người có chức năng thận đang giảm làm cơ thể suy yếu.

Trong tổ yến có hàm lượng protein tự nhiên rất cao, có thể giúp cơ thể người bệnh dễ dàng hấp thụ đạm mà không sợ bị khó tiêu, bít tắc ống dẫn thận. Mà đối với những người đang mắc bệnh suy thận thì việc bổ sung đạm cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng, nhất là những nguồn protein từ thiên nhiên như trong tổ yến.

 

***Tuy Nhiên:

 

Người bệnh suy thận cấp 1-4: cần đảm bảo nguyên tắc ăn uống khoa học ngăn ngừa bệnh trầm trọng hơn:

 

– Cung cấp đầy đủ năng lượng

– Giảm chất đạm: giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn để giảm sự hoạt động, đào thải của thận, hạn chế tình trạng ứ đọng chất thải ở thận và biến chứng tăng ure máu, đồng thời giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như chán ăn, buồn nôn, nôn ói,… Nhu cầu đạm trong khẩu phần hợp lý là 0,8g/kg/ngày.

– Hạn chế muối: Bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế muối và natri trong các bữa ăn để tránh gây sức ép đối với thận đang bị tổn thương, hạn chế ứ đọng natri trong cơ thể, từ đó làm giảm chứng cao huyết áp. Nhu cầu natri hợp lý là từ 1 – 2g/ngày, tùy theo mức độ suy thận, phù và huyết áp của người bệnh.

– Hạn chế kali: Người bị suy thận mãn tính cũng cần hạn chế kali trong khẩu phần ăn bởi chức năng thận suy giảm không thể đảm bảo việc lọc kali như thận bình thường. Nhu cầu kali hợp lý là 2 – 3g/ngày, tuy nhiên khi nồng độ kali trong máu tăng, bệnh nhân bị phù và tiểu ít thì nên giảm còn 1g/ngày.

– Hạn chế phốt-pho: Bệnh nhân suy thận mạn không lọc máu cũng cần hạn chế phốt-pho trong khẩu phần để hạn chế tình trạng ứ đọng phốt-pho trong máu có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề về xương khớp. Nhu cầu phốt-pho hợp lý là dưới 1,2g/ngày.

– Nhu cầu nước: Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn từ 1-4 cần uống nhiều nước giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày).

⇒ Yến sào tuy rất tốt, nhưng tùy vào từng giai đoạn mà có thể sử dụng một liều lượng tốt nhất bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Cần sự tư vấn & thăm khám của bác sĩ thường xuyên

 

Người bệnh suy thận mạn tính (Chạy thận lọc máu ngoài cơ thể): sẽ có một chế độ ăn uống phù hợp khác

 

Quá trình chạy thận lọc máu. sẽ lọc đi rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là Chất Đạm, vì thế người chạy TNT đặc biệt phải bổ sung thêm lượng đạm lớn cho cơ thể nên ưu tiên thực phẩm đạm động vật (yến sào, thịt, cá, trứng, sữa… )

– Bệnh nhân cần phải ăn đủ năng lượng. Vì giảm đạm nên cần tăng cường nhóm tinh bột, đường và chất béo để tránh suy dinh dưỡng. Bạn cũng cần ăn giảm muối với tối đa 3 g mỗi ngày, giảm phốt pho, tăng canxi.

– Tránh ăn hoặc uống thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối, thịt cá muối…, thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…

– Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như tạng động vật, chocolate, ca cao… Đặc biệt, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô và tăng thực phẩm giàu can xi như sữa, cá con, cua….

– Bệnh nhân suy thận mạn (chạy TNT) tuyệt đối hạn chế lượng nước nạp vào cơ thể. Lượng nước trong ngày cung cấp cho cơ thể được tính như sau: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy) + 300 – 500 ml (tùy theo mùa).

 

***Tổng Kết: Bệnh nhân Suy Thận có nên ăn Yến Sào không?

Trả lời: (tuy nhiên tùy vào mức độ bệnh mà có chế độ ăn yến phù hợp)

 

III/ Hướng dẫn sử dụng Tổ Yến cho bệnh nhân Suy Thận

 

– Để yến sào có thể phát huy hết hiệu quả cũng như tăng cường sức khỏe đối với những bệnh nhân suy thận. Người bệnh cần chú ý thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ

– Chỉ nên ăn tổ yến tối đa 3 lần mỗi tuần. Với tần suất này, khối lượng tổ yến mỗi lần dùng chỉ nên giữ ổn định khoảng 5g. Nếu ăn nhiều quá thì cơ thể sẽ dư thừa chất và thận sẽ phải hoạt động quá tải. Khi đó, bệnh suy thận sẽ thêm trầm trọng.

– Người bệnh có thể chế biến tổ yến thành nhiều món khác nhau để tăng hương vị cho món ăn. Một số món ăn đầy đủ dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích như: Yến chưng đường phèn, súp yến, chè yến, canh yến….

– Thời điểm sử dụng yến tốt nhất là khi mới ngủ dậy, khi bụng đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ

– Không nên chế biến các món yến quá mặn hoặc cho nhiều gia vị. Việc món ăn quá mặn khi hấp thu vào cơ thể sẽ khiến thận đẩy mạnh hơn quá trình bài tiết, khiến thận quá tải.

– Nếu có bất thường như dị ứng khi ăn yến, nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Mon An Tu To Yen Tot Co Nguoi Suy Than

 

IV/ Gợi ý các món ăn từ Tổ Yến tốt cho người Suy Thận

 

Có rất nhiều cách chế biến các món ăn từ Yến Sào, tùy vào sử thích cũng như khẩu vị của từng người mà chúng ta thay đổi thực đơn cho phù hợp và không ngán. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn được chế biến từ Tổ Yến mà chúng tôi sưu tầm được.

 

1/ Chè yến sào

 

Che To Yen Sao Hat Sen

Nguyên liệu chuẩn bị:

• Yến sào: 5g

• Đường phèn: 10g (hoặc tùy khẩu vị)

• Hạt sen: 5g

• Trứng gà: 1 quả

• Bột vỏ trứng rây mịn

• Nước lọc: 1 bát con

 

Hướng dẫn thực hiện:

• Đun sôi nước lọc, đổ đường kính vào hòa tan

• Thêm lòng trắng trứng và bột vỏ trứng tán mịn

• Lọc trong hỗn hợp, rồi cho yến, hạt sen vào đun chín

• Trút ra bát và dùng khi còn ấm

⇒ Chè yến là món ăn thanh mát, thích hợp cho những ngày hè thời tiết nắng nóng. Món ăn này đặc biệt phù hợp để bổ trung, dưỡng khí, bổ huyết. Những người suy nhược cơ thể, người thường xuyên mệt mỏi nên tham khảo sử dụng.

 

2/ Canh yến hầm gà:

 

Ga Tiem Thuoc Bac Yen Sao

Chuẩn bị nguyên liệu:

• Yến sào: 5g

• Ức gà: 50g

• Nước lọc, gia vị vừa miệng

 

Hướng dẫn thực hiện:

• Yến hấp cách thủy khoảng 10 phút

• Ức gà hầm hoặc luộc chín, xé nhỏ

• Nên gia vị vào nước hầm gà rồi thả yến và gà xé vào

• Nên dùng trước bữa ăn

 

3/ Cháo yến thịt bằm:

 

Tieu Duong Co An Yen Sao Duoc Khong Namyensao2

Nguyên liệu chuẩn bị:

• Yến sào: 5gr

• Thịt lợn xay hoặc bằm nhỉ: 100g

• Gạo nếp: 2 nắm

• Nước lọc

• Gia vị: dầu ăn, dầu mè, hạt nêm, gừng tươi, rượu trắng

 

Hướng dẫn thực hiện:

• Gạo nếp đem vo sạch, để ráo rồi cho vào chảo rang qua. Châm nước vào nồi, cho gạo ninh thành cháo nhừ

• Thịt lợn xào kỹ với gia vị

• Yến chưng cách thủy khoảng 25 đến 30 phút

• Cho thịt băm và yến chưng vào cháo, nêm gia vị vừa ăn

• Sử dụng khi cháo còn nóng

⇒ Cháo yến thịt bằm được xem là món ăn tốt cho người suy thận, đặc biệt là những người đang trong quá trình lọc máu, chạy thận, người vừa trải qua phẫu thuật, tiểu phẫu tại thận. Sử dụng món ăn giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi.

 

4/ Yến chưng đường phèn:

 

Tieu Duong Co An Yen Sao Duoc Khong Namyensao

Chuẩn bị nguyên liệu:

• Tổ yến đã tinh chế: 5gr

• Đường phèn, hạt chia, 1 lát gừng tươi

• Nước lọc: 1 bát nhỏ

 

Hướng dẫn thực hiện:

• Tổ yến ngâm nước ấm khoảng 10 phút cho yến nở ra

• Vớt yến ra thố có nắp, thêm chút nước và đường phèn rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút.

• Thêm lát gừng tươi. Yến nở chín đều và có mùi thơm đặc trưng là được.

⇒ Tổ yến chưng đường phèn là món ăn đơn giản nhưng cũng rất ngon miệng. Mọi người thường lựa chọn cách chế biến này vì chúng khá nhanh, tiện mà lại giữ được lượng dưỡng chất.

Lượt Xem: 260

Sản Phẩm Được Ưa Thích

-19%
-18%
2.700.000