Yến sào có tác dụng gì với người bị Covid 19, Nên sử dụng yến sào khi nào?
Nội dung
Trong thời điểm hiện nay, dù đại dịch Covid đã qua đi và không còn căng thẳng như trước, nhưng những thiệt hại và hội chứng mà nó đem lại vẫn còn ám ảnh với rất nhiều người. Tổ yến là một trong những loại thực phẩm top đầu bổ sung dưỡng chất và bồi bổ cơ thể. Vậy thì, yến sào có tác dụng như thế nào với người mắc covid, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
I/ Công dụng của tổ yến với sức khỏe
Yến sào từ xưa tới nay được biết tới là món ăn quý giá chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng protein cao ( khoảng 55% ), 18 loại axit amin, axit sialic, 31 nguyên tốt vi lượng cùng nhiều loại khoáng chất, vitamin hữu ích. Nhờ những dinh dưỡng chứa đựng này, tổ yến có tác dụng tuyệt vời giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa, bù đắp lượng dinh dưỡng còn thiếu cho cơ thể,… Các món về yến được khuyên dùng phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau như: phụ nữ có thai, trẻ em, người cao tuổi, người mới ốm dậy,…
II/ Tác dụng của yến sào với người bị Covid 19
Hậu Covid là nỗi lo với bất kì ai từng mắc covid. Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi kéo dài, hô hấp khó khăn, ho dai dẳng lâu ngày, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ,… và còn nhiều hơn thế nữa. Vậy nên, việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là điều rất cần thiết trong giai đoạn này.
1. Tăng sức đề kháng, phục hồi vị giác
Người mới khỏi Covid, cơ thể còn mệt mỏi chưa phục hồi, mất cảm giác thèm ăn. Tổ yến là sự lựa chọn hoàn hảo khắc phục triệu chứng này. Các chất như Crom, Protein và nhiều loại Axit amin trong yến sào có tác dụng kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho người mới ốm dậy. Nhờ đó, cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho người sử dụng một cách hiệu quả. Ngoài ra, yến còn có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng, tái tạo tế bào, tăng sức đề kháng, khiến cơ thể phục hồi một cách nhanh chóng hơn.
2. Giảm ho, long đờm, hỗ trợ hô hấp
Một triệu chứng hậu Covid phổ biến nữa là ho dai dẳng không khỏi. Ho liên tục kéo dài gây bất tiện trong cuộc sống, khiến mọi người mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới phổi và hệ hô hấp. Theo đông y, yến sào có tính bình, vị mát, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, giảm ho và cải thiện hệ hô hấp.
3. An thần, điều hòa giấc ngủ
Một số người sau khi bị Covid còn gặp tình trạng mất ngủ, kém tập trung, căng thẳng kéo dài. Trong tổ yến chứa lượng lớn Magie và Canxi, hai chất này đóng vai trò trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ và ổn định thần kinh. Từ đó, người sử dụng yến sào có thể ngủ sâu giấc hơn, hạn chế khả năng suy nhược thần kinh, đau đầu và kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
III/ Tổ yến sử dụng vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
– Đối với người ốm, người đang mắc Covid hoặc các bệnh khác, tốt nhất không nên bổ sung yến sào vào giai đoạn này. Lúc này cơ thể còn đang trong quá trình bị tác động mạnh mẽ bởi virus và các yếu tố gây bệnh, cơ thể khó có khả năng hấp thụ dưỡng chất có trong yến. Việc cung cấp tổ yến vào thời gian này không những lãng phí mà còn có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Sau khoảng thời gian bệnh, có thể bổ sung ăn yến để phát huy tối đa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm vàng này.
– Thời gian ăn yến tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng rỗng hoặc buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Đây là thời điểm hợp lý nhất để cơ thể tiếp nhận dinh dưỡng triệt để và phát huy được hết công dụng của tổ yến.
IV/ Gợi ý một vài món tổ yến chưng phục hồi hậu Covid
1. Yến chưng hạt sen bổ sung dưỡng chất
Chuẩn bị:
– Tổ yến sào tinh chế: 10 – 15 gram
– Hạt sen
– Đường phèn
– Nước sạch
– Thố chưng yến
Cách làm:
– Bước 1: Yến sào đem ngâm với nước sạch khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó, cho yến đã ngâm mềm vào nồi chưng với lượng nước vừa đủ.
– Bước 2: Hạt sen sơ chế sạch, bỏ vỏ và tim sen. Hấp cách thủy khoảng 20 phút cho hạt sen chín mềm
– Bước 3: Đường phèn hòa tan với chút nước nóng. Cho đường phèn, hạt sen vào hỗn hợp yến đã chưng mềm. Tiếp tục chưng khoảng 5 phút thì tắt bếp và thưởng thức món yến chưng hạt sen thơm ngon.
2. Tổ yến chưng đường phèn lê ngọt
Nguyên liệu:
– Tổ yến: 5 gram
– Một quả lê
– Đường phèn
– Hương vị phụ tùy sở thích ( táo đỏ, kỷ tử,…)
– Nước sạch
Cách làm:
– Bước 1: Tổ yến sau khi ngâm mềm, để ráo nước
– Bước 2: Lê rửa sạch, cắt 1/3 đầu rồi lấy muỗng khoét sạch phần ruột quả. Phần ruột vừa khoét có thể cắt thành hạt lựu cho vào chưng cùng yến để tăng vị ngon, ngọt.
– Bước 3: Cho tổ yến đã tơi sợi, hương vị phụ ( táo đỏ, hạt sen,…) vào phần lõi lê đã khoét ruột, thêm lượng nước vừa đủ rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút.
– Bước 4: Cho đường phèn hòa tan vào bước cuối cùng. Chưng thêm khoảng 5 phút là có thể ăn ngay.
3. Yến sào chưng gừng giữ ấm cơ thể
Nguyên liệu:
– Yến sào tinh chế: 10 gram
– Gừng tươi
– Đường phèn
– Nước sạch
Cách làm:
– Bước 1: Yến ngâm nước tới khi tơi nở thì đem chưng cách thủy khoảng 30 phút
– Bước 2: Đường phèn hòa tan với một chút nước ấm, gừng tươi rửa sạch, thái sợi
– Bước 3: Cho hỗn hợp đường phèn vào yến đã chưng, chưng thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, rải gừng thái sợi lên bề mặt
– Bước 4: Yến chưng gừng ăn khi nóng hay lạnh đều ngon
Lượt Xem: 140