Người già, người cao tuổi có nên dùng yến sào không?
Nội dung
Người cao tuổi luôn là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh và một khi nhiễm bệnh thì rất khó phục hồi. Trong tổ yến có chứa các hoạt chất và dinh dưỡng thiết yếu cho việc bồi bổ, tái tạo tế bào và phục hồi cơ thể. Do vậy, nhiều người thắc mắc liệu yến sào có được sử dụng cho người già, người cao tuổi hay không? Namyensao sẽ đưa cho bạn cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
I/ Tại sao người già nên dùng yến?
Con người chúng ta khi tuổi càng cao, các chức năng trong cơ thể ngày một suy giảm, nội tạng, tiêu hóa, hệ miễn dịch dần trở nên kém và hoạt động chậm chạp. Thêm vào đó, tốc độ sinh trưởng và tái tạo của tế bào trong cơ thể không thể linh hoạt như trước. Đó cũng là lúc người cao tuổi cần bổ sung thêm các dưỡng chất và dinh dưỡng dễ ăn, dễ thẩm thấu và hấp thụ vào cơ thể.
Ngoài 18 loại Axit amin thiết yếu và 31 loại nguyên tố vi lượng, tổ yến còn chứa tới 55% protein và nhiều dưỡng chất quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu,… giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích sự phát triển của tế bào và tăng sức đề kháng cho người sử dụng. Do vậy, yến sào hoàn toàn là một loại thực phẩm thiết yếu và hữu ích cho người già.
II/ Công dụng của tổ yến đối với sức khỏe người cao tuổi
1. Tăng cường sức đề kháng
Các Acid amin, khoáng chất cùng vitamin chứa trong tổ yến hỗ trợ người cao tuổi nâng cao hệ thống miễn dịch, kích thích sự tăng trưởng của hồng cầu. Nhờ đó, duy trì và bảo vệ sức đề kháng, cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.
2. Phục hồi các chức năng của cơ thể sau khi bị nhiễm bệnh
Cơ thể con người sau khi bị bệnh thường yếu ớt, kém hấp thu. Đặc biệt nếu đối tượng mắc bệnh là người cao tuổi thì thời gian phục hồi và tái tạo còn kéo dài hơn rất nhiều lần. Việc bổ sung yến sào cho người già sau khi bị bệnh là điều cần thiết. Trong tổ yến có chứa chất Proline và Acid Aspartic, đây là hai loại acid amin có tác dụng trong quá trình tái tạo tế bào, tăng tốc độ chữa lành với các vùng bị tổn thương. Do vậy, nếu sử dụng yến cho người cao tuổi vào thời điểm này sẽ khiến sức khỏe phục hồi nhanh chóng hơn.
3. Cải thiện chức năng của thận
Tuổi càng cao, chức năng lọc và bài tiết của thận càng yếu. Tổ yến có tác dụng cải thiện và phát huy tối đa chức năng hoạt động của thận. Hãy sử dụng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng để thúc đẩy khả năng thải và lọc độc tố trong máu và củng cố chức năng thận của người già.
4. Duy trì tính chắc khỏe, dẻo dai của xương
Trong yến sào chứa rất nhiều chất tác dụng tốt cho xương khớp như: Canxi tăng cường độ chắc khỏe xương, Lysine hạn chế và giảm thiểu nguy cơ lão hóa xương và giãn cơ, Acid Syalic và Tyrosine ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.
Đặc biệt là, tổ yến còn chứa Glucosamine, đây là thành phần chính tác động lên sụn khớp giữa hai đầu xương, duy trì sự chắc khỏe và bôi trơn của các phần khớp xương. Nhờ đó, người già sử dụng yến sẽ duy trì được sự dẻo dai của xương.
5. Tốt cho hệ thần thần kinh, hỗ trợ trí nhớ
Ngoài việc tác động vào hệ thần kinh, giảm căng thằng, an thần và cải thiện giấc ngủ nhờ những nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như Cu, Br, Mn, Zn,…thì yến sào còn giúp người cao tuổi hạn chế các bệnh lão hóa trí nhớ như Alzheimer, suy giảm trí nhớ, hay quên,…
III/ Cách dùng và liều lượng sử dụng yến cho người lớn tuổi
Người già sử dụng yến sào rất tốt, tuy nhiên sử dụng quá nhiều và không đúng cách không những làm giảm tác dụng của món quà thiên nhiên quý giá này mà còn có thể gây ra tác dụng phụ. Vậy sử dụng như nào mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho cơ thể người cao tuổi?
– Không nên sử dụng liên tục mỗi ngày hoặc ngắt quãng qua lâu. Việc sử dụng liên tục mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng quá tải, thừa chất, cơ thể hấp thụ quá nhiều chất bổ sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan. Ngược lại nếu sử dụng ngắt quãng quá lâu cũng làm giảm tác dụng của yến sào, hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ không đủ, gây lãng phí. Vậy nên, phù hợp nhất hãy cho người lớn tuổi sử dụng cách ngày, mỗi lần khoảng 3 – 5 gram, tối đa 100 gram/tháng.
– Thời gian sử dụng thích hợp nhất là vào buổi tối, trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Lúc này, thức ăn, các chất khác đã được tiêu hóa và hấp thụ phần nào. Việc sử dụng yến trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể dung nạp và tận dụng tốt nhất những dưỡng chất có trong tổ yến.
IV/ Cách chế biến tổ yến dành cho người lớn tuổi
1. Yến chưng đường phèn ngon miệng, dễ làm
Nguyên liệu:
– Tổ yến tinh chế: 5 gram
– Đường phèn tùy khẩu vị ( phù hợp là 3 thìa cafe / 5 gram yến )
– Nước sạch
– Nồi chưng chuyên dụng
Cách làm:
Bước 1: Yến sào tinh chế ngâm với nước sạch khoảng 30 phút cho tơi sợi, mềm thì vớt ra để ráo nước
Bước 2: Đường phèn hòa tan với chút nước nóng
Bước 3: Cho yến đã nở vào thố chưng cách thủy, thêm lượng nước vừa đủ, chưng khoảng 20-30 phút
Bước 4: Cho đường phèn đã hòa tan vào hỗ hợp yến chưng, khuấy đều và chưng thêm khoảng 5 phút
Bước 5: Thưởng thức yến chưng đường phèn thơm ngon, mát lành
(* Lưu ý: Không nên cho đường phèn vào ngay bước đầu chưng yến vì đường phèn có thể bọc sợi yến, khiến yến sào bị cứng, giảm độ ngon)
2. Cháo tổ yến giàu dinh dưỡng
Nguyên liệu:
– 15 gram yến sào tinh chế
– Gạo
– 100 gram thịt xay ( bò, lợn,… tùy thích )
– Nước sạch
– Gia vị: hành tím, đường, mắm, muối,…
Cách làm:
Bước 1: Gạo vo sạch, sau đó cho vào nồi nấu cháo chuyên dụng
Bước 2: Yến sào ngâm nước sạch tới khi nở đều, cho cùng với một lượng nước sạch vào nồi. Chưng cách thủy khoảng 20 phút
Bước 3: Cho hành tím vào chảo dầu phi thơm, thêm thịt xay đã chuẩn bị vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn
Bước 4: Khi cháo đã đạt tới độ nhừ, cho tổ yến chưng và thịt đã xào vào nấu thêm khoảng 5 – 10 phút
Bước 5: Múc ra bát rồi tận hưởng vị ngon của cháo tổ yến ( món ăn này sử dụng ngay khi còn nóng là ngon nhất )
3. Súp yến bồ câu bổ sung dưỡng chất
Nguyên liệu:
– Yến sào tinh chế: 100 gram
– Bồ câu: 1 con
– Thịt lợn xay: 100 gram
– Hạt sen
– Vỏ quýt khô
Cách làm:
Bước 1: Tổ yến tinh chế ngâm mềm, để ráo nước. Sau đó cho vào nồi chưng khoảng 20 phút
Bước 2: Hạt sen, vỏ quýt sơ chế sạch sau đó ngâm với nước khoảng 30 phút thì vớt ra. Vỏ quýt thái lát mỏng
Bước 3: Bồ câu làm sạch lông cùng nội tạng. Cho bồ câu vào nồi hầm nhừ. Trong quá trình hầm, nước sôi thì đổ tiết chim vào đun cùng.
Bước 4: Sau khi thịt chim đã chín mềm, cho hạt sen và vỏ quýt vào tiếp tục hầm thêm 30 phút cho tất cả các nguyên liệu tiết ra hết chất dinh dưỡng. Nêm nếm gia giảm gia vị vừa ăn.
Bước 5: Cho yến đã chưng vào nồi súp chim, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp và đem ra dùng ngay khi còn nóng.
Lượt Xem: 143